Tư tưởng của Marx Karl_Marx

Bài chi tiết: Chủ nghĩa Marx
Một tượng đài Karl Marx tại thành phố Chemnitz nước Đức, trước kia là thành phố Karl-Marx-Stadt (Thành phố Karl Marx), Đông Đức.G.W.F. Hegel

Friedrich Engels có ghi nhận trong "Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức":

"Từ sự tan rã của trường phái Hegel cũng còn nảy ra một khuynh hướng khác, khuynh hướng duy nhất thực sự đem lại kết quả - khuynh hướng này gắn liền với tên tuổi của Marx... Ở đây, xin cho phép tôi trình bày một giải thích có liên quan đến cá nhân tôi... đại bộ phận các tư tưởng chỉ đạo cơ bản, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và lịch sử, và đặc biệt là trong việc trình bày các tư tưởng ấy thành những công thức chặt chẽ cuối cùng, thì đó là phần của Marx. Phần đóng góp của tôi - nhiều lắm là trừ một vài ngành chuyên môn - Marx vẫn có thể làm được mà không cần có tôi. Nhưng điều mà Marx đã làm thì tôi không thể làm được. Marx hơn tất cả chúng tôi, nhìn xa hơn, rộng hơn và nhanh hơn tất cả chúng tôi. Marx là một thiên tài... Nếu không có Marx, thì lý luận thật khó mà được như ngày nay, vì vậy gọi lý luận đó bằng tên của Marx là điều chính đáng".[38]

Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa Marx đã đương đầu với nhiều đợt công kích từ những tư tưởng khác.[39] Nhà học giả về Marx người Mỹ Hal Draper từng lưu ý, "có ít nhà tư tưởng trong lịch sử hiện đại có tư tưởng bị hiểu nhầm tai hại như vậy, bởi những người Marxist và cả những người chống Marxist." Di sản tư tưởng của Marx đã bị tranh cãi dữ dội giữa nhiều khuynh hướng và mỗi bên đều coi mình là người giải thích chính xác nhất về Marx, gồm cả (nhưng không hạn chế bởi) Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Trotsky, Chủ nghĩa Mao, Chủ nghĩa Luxemburg, và Chủ nghĩa Marx tự do.

Những ảnh hưởng trên tư tưởng của Marx

Tư tưởng của Marx thể hiện những ảnh hưởng mạnh từ:

Quan điểm của Marx về lịch sử, sẽ được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử (bị sửa đổi theo cách gây tranh cãi như triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng bởi EngelsLenin) rõ ràng cho thấy ảnh hưởng của khẳng định của Hegel rằng một người phải quan sát thực tế (và lịch sử) theo cách biện chứng. Hegel tin rằng lịch sử loài người có đặc trưng bởi sự di chuyển từ sự tan rã tới tổng thể và thực tế (cũng là sự di chuyển theo hướng ngày càng hợp lý hơn). Sự phát triển tiến hoá này của sự Tuyệt đối (the Absolute) liên quan tới sự tích tụ dần dần mang tính cách mạng lên tới đỉnh điểm là sự nhảy vọt cách mạng—những sự bất ổn theo tính chu kỳ chống lại tình trạng nguyên trạng đang hiện hữu. Ví dụ, Hegel phản đối mạnh mẽ chế độ nô lệHoa Kỳ trong thời gian cuộc đời mình, và ông đã dự báo một thời điểm khi các quốc gia Thiên chúa giáo sẽ loại bỏ nó khỏi nền văn minh của mình.

Sự chỉ trích của Marx với chủ nghĩa duy tâm triết học Đức, kinh tế chính trị Anh, và chủ nghĩa xã hội Pháp dựa chủ yếu vào sự ảnh hưởng của Feuerbach và Engels. Hegel đã suy nghĩ trong các khái niệm duy tâm, và Marx tìm cách viết lại các biện chứng theo các khái niệm duy vật. Ông viết rằng chủ nghĩa Hegel đặt sự vận động của thực tế trên đầu, và rằng mọi người cần phải đặt nó dưới chân. Sự chất nhận của Marx với khái niệm biện chứng duy vật này phản đối lại chủ nghĩa duy tâm của Hegel bị ảnh hưởng nhiều từ Ludwig Feuerbach. Trong Bản chất của Thiên chúa giáo, Feuerbach cho rằng Chúa thực tế là một sản phẩm của con người và rằng các tính chất mà loài người gán cho Chúa thực tế là các tính chất của loài người. Vì thế, Marx cho rằng chính thế giới vật chất là thực và rằng các tư tưởng của chúng ta là hậu quả của nó, chứ không phải là nguyên nhân của thế giới. Vì thế, như Hegel và các nhà triết học khác, Marx phân biệt giữa vẻ ngoài và thực tế. Nhưng ông không tin rằng thế giới vật chất ẩn giấu khỏi chúng ta thế giới "thực" của lý tưởng; trái lại, ông nghĩ rằng về mặt lịch sửxã hội ý tưởng riêng biệt khiến con người không thấy được các điều kiện vật chất của cuộc đời họ một cách rõ ràng.

Cống hiến quan trọng khác của Marx cho việc sửa đổi lại chủ nghĩa Hegel có trong cuốn sách của Engel, Điều kiện của Tầng lớp Lao động tại Anh năm 1844, khiến Marx hình thành biện chứng lịch sử theo những khái niệm xung đột giai cấp và xem giai cấp lao động hiện đại là lực lượng tiến bộ nhất của cách mạng. Bài viết của Engel "Đề cương Kinh tế Chính trị" trong Deutsch-Französische Jahrbücher cũng có ảnh hưởng lớn khiến ông nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế tư bản.

Marx tin rằng ông có thể nghiên cứu lịch sửxã hội một cách khoa học và phân biệt các khuynh hướng của lịch sử và kết quả của những cuộc xung đột xã hội. Một số người theo Marx, vì thế, đã kết luận, rằng một cuộc cách mạng cộng sản là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Marx đã xác nhận một cách nổi tiếng trong phần mười một của cuốn Theses on Feuerbach của mình rằng "các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới, theo nhiều cách; tuy nhiên việc thiết yếu là thay đổi nó", và ông rõ ràng đã dành cả đời mình để tìm cách làm thay đổi thế giới. Vì thế, hầu hết những người theo Marx không tán thành thuyết định mệnh, mà là chủ nghĩa tích cực: họ tin rằng những cuộc cách mạng phải tổ chức thay đổi xã hội.

Triết học

Một cách nền tảng, Marx cho rằng bản chất loài người liên quan tới việc cải tạo tự nhiên. Với quá trình cải tạo này ông đặt ra thuật ngữ "lao động", và với khả năng cải tạo tự nhiên là thuật ngữ "sức lao động." Marx phát biểu:

“ Một con nhện tiến hành các công việc giống với công việc của một thợ dệt, và một con ong hơn hẳn một kiến trúc sư khi xây dựng những chiếc tổ của nó. Nhưng điều khiến người kiến trúc sư tồi nhất khác biệt với những con ong tài năng nhất là điều này, rằng người kiến trúc sư đã tưởng tượng ra công trình của mình trước khi anh ta xây dựng nó trên thực tế. ”

— (Tư bản, Quyển I, Chương 7, Pt. 1)   

Sự phân tích lịch sử của Marx tập trung vào việc tổ chức lao động và phụ thuộc vào sự phân biệt của ông giữa:

  1. Phương tiện / lực sản xuất, theo nghĩa đen những thứ (như đất đai, các nguồn tài nguyên, và công nghệ) cần thiết cho việc sản xuất hàng hoá vật chất; và
  2. Quan hệ sản xuất, nói theo cách khác, quan hệ xã hội mà con người tham gia vào khi họ thu thập và sử dụng phương tiện sản xuất.

Cùng với nhau chúng tạo ra phương thức sản xuất, và Marx phân biệt các thời kỳ lịch sử theo các phương thức sản xuất. Ví dụ, ông quan sát thấy rằng các xã hội châu Âu đã tiến bộ từ một phương thức sản xuất phong kiến tới một phương thức sản xuất tư bản. Marx tin rằng dưới chế độ tư bản, các phương tiện sản xuất thay đổi nhanh hơn các quan hệ sản xuất (ví dụ, chúng ta phát triển một công nghệ mới, như Internet, và sau đó chúng ta mới phát triển các điều luật quản lý công nghệ đó). Marx coi sự không đối xứng này giữa (kinh tế) nền móng và (xã hội) siêu cấu trúc như nguồn lực chính cho sự xung đột và phá vỡ xã hội.

Như một nhà khoa họcngười theo chủ nghĩa duy vật, Marx không hiểu các tầng lớp chỉ như chủ quan (nói cách khác, các nhóm người có ý thức phân biệt mình với người khác). Ông tìm cách định nghĩa các tầng lớp theo các thuật ngữ của tiêu chí khách quan, như khả năng tiếp cận của họ với các nguồn tài nguyên—có nghĩa là, liệu một nhóm có sở hữu hay không phương tiện sản xuất. Với Marx:

“ Lịch sử của mọi xã hội tồn tại cho tới nay là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp.  ”

—  (Tuyên ngôn Cộng sản, Chương 1)   

Marx có một lo ngại đặc biệt với việc làm sao con người liên quan tới nguồn tài nguyên có tính nền tảng nhất, sức lao động của chính họ. Ông đã viết nhiều về điều này trong các thuật ngữ về vấn đề của sự chuyển nhượng. Như với biện chứng, Marx bắt đầu với một khái niệm của Hegel về sự chuyển nhượng nhưng đã phát triển một khái niệm duy vật hơn. Chủ nghĩa tư bản dàn xếp các quan hệ sản xuất (như giữa những người thợ hay giữa những người thợ và các nhà tư bản) thông qua hàng hoá, gồm cả lao động, được đưa ra và bán trên thị trường. Với Marx, khả năng rằng một người có thể ngừng việc sở hữu sức lao động của chính mình—khả năng của một người trong việc cải tạo thế giới—là ngang với việc bị chuyển nhượng khỏi bản tính tự nhiên của chính mình; đó là một sự mất mát về tinh thần. Marx đã miêu tả sự mất mát này là sự sùng bái thương mại, trong đó những thứ con người tạo ra, hàng hoá, dường như có đời sống và sự di chuyển của chính nó và con người và cách hành xử của họ chỉ đơn giản đáp ứng.

Sự sùng bái thương mại cung cấp một ví dụ cho cái mà Engels gọi là "sai lầm ý thức", liên quan chặt chẽ tới việc hiểu ý thức hệ. Bằng "ý thức hệ", Marx và Engels cho rằng các ý tưởng phản ánh các quyền lợi của một tầng lớp xã hội riêng biệt ở một thời điểm trong lịch sử, nhưng những người cùng thời với các ông coi nó như là vấn đề chung và vĩnh cửu. Quan điểm của Marx và Engels không chỉ cho rằng những niểm tin như vậy ở trạng thái tốt nhất cũng chỉ là nửa sự thật; chúng hoạt động như một chức năng chính trị quan trọng. Theo một cách khác, việc kiểm soát mà một tầng lớp thực hiện với phương tiện sản xuất gồm không chỉ việc sản xuất lương thực hay hàng hoá chế tạo; nó gồm cả sản xuất ý tưởng (điều này cung cấp một khả năng giải thích tại sao các thành viên của một tầng lớp phụ thuộc có thể giữ các ý tưởng trái ngược với các quyền lợi của chính họ. Vì thế, tuy các ý tưởng đó là sai lầm, chúng cũng hé lộ dưới hình thức quy tắc một số sự thật về các quan hệ chính trị. Ví dụ, dù niềm tin rằng các đồ vật con người tạo ra thực tế có khả năng sản xuất cao hơn chính người tạo ra nó theo nghĩa đen là điều vô lý, nó quả thực phản ánh (theo Marx và Engels) rằng con người ở chủ nghĩa tư bản bị tách khỏi chính khả năng lao động của mình. Một ví dụ khác về kiểu phân tích này là sự hiểu biết của Marx về tôn giáo, đã được tổng kết trong một đoạn ở lời nói đầu[40] tác phẩm năm 1843 của ông Đóng góp vào Chỉ trích Triết học cánh Hữu của Hegel:

“ Đau đớn tôn giáo là, ở một và cùng thời điểm, sự thể hiện sự đau đớn thực và một sự phản kháng chống lại đau đớn thực. Tôn giáo là tiếng thở dài của loài người bị đàn áp, trái tim của một thế giới không trái tim, và linh hồn của những điều kiện vô hồn. Nó là thuốc phiện của nhân dân. ”

— (Đóng góp vào Chỉ trích Triết học cánh Hữu của Hegel)   

Trong khi luận cương cao học Gymnasium cho rằng tôn giáo có mục tiêu xã hội hàng đầu là khuyến khích sự đoàn kết, ở đây Marx xem xét chức năng xã hội của tôn giáo theo các quan điểm chính trị và kinh tế nổi bật/bảo tồn tương đương. Hơn nữa, ông đưa ra một phân tích về các chức năng lý tưởng của tôn giáo: để phát lộ "một sự ý thức đảo ngược của thế giới." Ông tiếp: "Nó trực tiếp là nhiệm vụ của triết học, mà trong khi phục vụ cho lịch sử, để bộc lộ sự tự ghẻ lạnh trong các hình thức phi thần thánh của nó, một lần nữa tôn giáo, hình thức thần thánh của sự tự ghẻ lạnh của con người đã bị bộc lộ". Với Marx, sự tự ghẻ lạnh phi thần thánh này, "sự mất mát của con người", hoàn thành một khi giai cấp vô sản nhận ra khả năng tiềm tàng của họ trong việc đoàn kết trong sự đoàn kết cách mạng. Kết luận cuối cùng của ông là rằng với Đức, sự giảm phóng con người nói chung chỉ có thể như một sự ngừng sở hữu tư nhân bởi giai cấp vô sản.

Kinh tế chính trị

Bài chi tiết: Das Kapital
Marx tin rằng các công nhân công nghiệp (giai cấp vô sản) sẽ nổi lên khắp thế giới.

Marx cho rằng sự liên kết của công việc của con người (và commodity fetishism) hoạt động chính xác như đặc điểm định nghĩa của chủ nghĩa tư bản. Trước chủ nghĩa tư bản, các thị trưởng tồn tại ở châu Âu nơi những nhà sản xuất và các nhà buôn mua và bán hàng hoá. Theo Marx, một phương thức sản xuất tư bản đã phát triển ở châu Âu khi chính lao động trở thành một hàng hoá - khi những người nông dân được tự do bán sức lao động của chính mình - khả năng, và cần phải làm như vậy bởi họ không còn sở hữu đất đai của mình nữa. Mọi người bán sức lao động của mình - khả năng khi họ chấp nhận sự thanh toán trở lại cho bất cứ công việc nào họ làm trong một đơn vị thời gian cho trước (nói cách khác, họ không bán sản phẩm của lao động của mình, mà bán khả năng làm việc). Để đổi lại việc bán lao động - khả năng họ nhận được tiền, cho phép họ tồn tại. Những người phải bán sức lao động - khả năng của mình là "những người vô sản". Người mua sức lao động khả năng, nói chung là người sở hữu đất đai và công nghệ để sản xuất, là một "nhà tư bản" hay "tư sản". Những người vô sản do vậy sẽ chiếm đa số so với những nhà tư bản.

Marx phân biệt các nhà tư bản công nghiệp khỏi các nhà buôn tư bản. Các nhà buôn mua hàng hoá tại một thị trường và bán chúng tại một thị trường khác. Vì các quy luật cung cầu hoạt động bên trong các thị trường đó, một sự khác biệt thường tồn tại giữa giá của một mặt hàng tại một thị trường này và một thị trường khác. Sau đó, các nhà buôn thực hiện việc buôn bán, và hy vọng có được sự khác biệt giữa hai thị trường đó. Theo Marx, các nhà tư bản, ở mặt khác, lợi dụng ưu thế của sự khác biệt giữa thị trường lao động và thị trường cho bất kỳ mặt hàng nào nhà tư bản có thể sản xuất. Marx quan sát thấy rằng trên thực tế mọi ngành công nghiệp thành công đều có các đơn giá đầu vào thấp hơn đơn giá đầu ra. Marx gọi sự khác biệt đó là "giá trị thặng dư" và cho rằng giá trị này có nguồn gốc từ thặng dư lao động, sự khác biệt giữa cái người công nhân phải có để sống và cái họ có thể tạo ra.

Chủ nghĩa tư bản có thể tạo ra sự tăng trưởng cao bởi nhà tư bản có thể, và có ý muốn, tái đầu tư lợi nhuận vào các công nghệ và thiết bị tư bản mới. Marx coi tầng lớp tư bản là tầng lớp cách mạng nhất trong lịch sử, bởi họ thưởng xuyên cải tiến công cụ sản xuất. Nhưng Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản có khuynh hướng khủng hoảng theo định kỳ. Ông cho rằng cùng với thời gian, những nhà tư bản sẽ đầu tư ngày càng nhiều vào các kỹ thuật mới, và ngày càng ít hơn vào lao động. Bởi Marx tin rằng giá trị thặng dư bị chiếm đoạt từ lao động là nguồn gốc của lợi nhuận, ông kết luận rằng tỷ suất lợi nhuận phải giảm thậm chí khi nền kinh tế tăng trưởng. Khi tỷ suất lợi nhuận giảm dưới một mức nào đó, kết quả sẽ là một sự giảm phát hay khủng hoảng trong đó một số lĩnh vực của nền kinh tế sẽ sụp đổ. Marx cho rằng trong một cuộc khủng hoảng kinh tế như vậy giá lao động cũng sẽ sụt giảm, và cuối cùng khiến không thể đầu tư vào các kỹ thuật mới và sự tăng trưởng của các lĩnh vực của nền kinh tế.

Marx tin rằng sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng sẽ xé rách chu kỳ tăng trưởng, sụp đổ, và tăng trưởng tiếp này. Hơn nữa, ông tin rằng về dài hạn quá trình này sẽ tăng cao và làm tăng cường sức mạnh cho tầng lớp tư bản và làm khốn khó tầng lớp vô sản. Ông tin rằng nếu tầng lớp vô sản nắm được phương tiện sản xuất, họ sẽ khuyến khích các quan hệ xã hội để mọi người đều được có lợi ích một cách công bằng, và một hệ thống sản xuất ít bị ảnh hưởng hơn bởi các cuộc khủng hoảng định kỳ. Ông đặt ra lý thuyết rằng giữa chủ nghĩa tư bản và việc thành lập một hệ thống xã hội chủ nghĩa, có một sự chuyên chính của tầng lớp tư sản - một giai đoạn khi tầng lớp lao động giữ quyền lực chính trị và bắt buộc xã hội hoá các phương tiện sản xuất - tồn tại. Và ông đã viết trong cuốn "Phê phán cương lĩnh Gotha" của mình, "giữa xã hội tư bản và cộng sản có một giai đoạn chuyển tiếp cách mạng từ xã hội này tới xã hội kia. Tương ứng với nó cũng là một giai đoạn chuyển tiếp chính trị trong đó nhà nước có thể không là gì mà chỉ là sự chuyên chính cách mạng của tầng lớp vô sản."[41]Tuy ông cho phép khả năng chuyển tiếp hoà bình ở một số quốc gia có các thể chế dân chủ mạnh (như Anh Quốc, Hoa Kỳ và Hà Lan), ông cho rằng ở các quốc gia khác với các truyền thống nhà nước tập trung mạnh, như Pháp, Đức, "đòn bẩy cuộc cách mạng của chúng ta phải là bạo lực."[42]

Trong một bức thư gửi Vera Zasulich ngày 8 tháng 3 năm 1881, Marx thậm chí dự tính về khả năng nước Nga bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở sở hữu chung về ruộng đất của làng mir.[43] Tuy chấp nhận rằng ở nông thôn Nga "làng xã là điểm tựa của sự cải tạo xã hội ở Nga ", Marx cũng cảnh báo rằng để mir hoạt động như một phương tiện để đi thẳng lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, nó "đầu tiên phải loại bỏ các ảnh hưởng độc hại đang tấn công nó (làng xã nông thôn) từ mọi phía".[44] Với điều kiện loại bỏ các ảnh hưởng nguy hiểm đó, Marx cho phép, rằng "các điều kiện bình thường của sự phát triển tự sinh" của làng xã nông thôn có thể tồn tại.[45] Tuy nhiên cũng trong lá thư gửi Vera Zaulich, Marx chỉ ra rằng "ở cốt lõi của chế độ tư bản chủ nghĩa...có sự tách biệt hoàn toàn người sản xuất khỏi phương tiện sản xuất".[45] Marx có thể được tha thứ vì đã không thấy điều này ở giai đoạn đầu năm 1881, các điều kiện bên trong làng xã nông thôn sẽ nhanh chóng dẫn tới "sự khác biệt của giới nông dân" bên trong làng xã nông thôn Nga và sự dần tách biệt của nhiều nông dân bên trong làng xã khỏi phương tiện sản xuất.

Với hai mươi năm lợi thế quan sát kỹ hơn các làng xã nông nghiệp ở Nga, V. I. Lenin đã có thể kết luận rằng làng xã nông nghiệp không thể là hạt nhân phát triển xã hội chủ nghĩa ở Nga, chính xác bởi sự gia tăng số lượng nông dân Nga tại các làng xã nông nghiệp đang bị chia tách khỏi phương tiện sản xuất bên trong làng xã nông nghiệp.[46] Bên trong làng xã nông thôn Nga, đất đai là "phương tiện sản xuất". Theo cách lý tưởng, mọi nông dân trong làng xã nông thôn sẽ sở hữu hay được tiếp cận phần đất đai ngang nhau trong làng. Sự phân tích kỹ của Lenin về các làng xã kết luận rằng không phải mọi nông dân bên trong làng xã nông thôn có quyền tiếp cận như nhau với đất đai. Quả thực, ở thời điểm Lenin viết cuốn sách của mình (1899), đã có sự khác biệt rất lớn giữa lượng đất đai được trồng cấy bởi một số nông dân kulak giàu có tương phản với những nông dân nghèo bên trong làng xã nông nghiệp.[47] Hơn nữa, kết luận này không cố định. Đúng hơn là sự tách biệt của nông dân bên trong làng xã nông nghiệp là một quá trình đang diễn ra. Ngày càng nhiều các nông dân nhỏ bên trong làng xã nông thôn trở nên không thể tự duy trì cho mình với lượng đất đai nhỏ mà họ được tiếp cận bên trong làng xã nông thôn.

Một cách không thể tránh khỏi, nhiều nông dân nghèo bên trong làng xã nông thôn trên khắp nước Nga thực tế "không có ruộng đất". Khi thời gian trôi đi nhiều nông dân nhỏ khác bên trong các làng xã nông thôn trở nên không có đất đai khi quá trình "tách biệt nông dân" cho phép các nông dân giàu có trở nên giàu hơn và nông dân nghèo nghèo hơn.

Một số nông dân không có ruộng đất phải tìm kiếm việc làm từ các nông dân "kulak" giàu có hơn bên trong làng xã nông thôn. Những nông dân không đất đai này sẽ được coi là một phần của tầng lớp vô sản nông thôn. Những nông dân không đất đai khác sẽ rời bỏ làng xã và gia nhập vào tầng lớp vô sản thành thị. Dù trong trường hợp nào đi nữa, Lenin chỉ ra rằng sự phát triển này hoàn toàn quen thuộc với chúng ta cũng như quá trình suy sụp và "vô sản hoá" tầng lớp nông dân nhỏ, bằng cách hoàn thành sự tách biệt những nông dân nhỏ "không ruộng đất" khỏi phương tiện sản xuất.[48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Karl_Marx //nla.gov.au/anbd.aut-an35331985 http://lea.vitis.uspnet.usp.br/arquivos/leaworking... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/367265 http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNga... http://www.findarticles.com/ http://books.google.com/books?id=inmTyPPdR5oC&pg=R... http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://www-personal.umd.umich.edu/~delittle/Marxis...